Thư viện

Trong thời đại ngày nay, công tác thông tin thư viện có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bên cạnh việc góp phần đổi mới phương pháp dạy – học, Thư viện còn tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học.

Bên cạnh đó sự ra đời của Hội liên hiệp thư viện các trường đại học đã thúc đẩy các thư viện áp dụng công nghệ mới để liên thông, liên kết, chia sẻ tài nguyên thông tin với nhau. Cùng góp phần vào tiến bộ chung đó, Thư viện Trường Dự bị đại học TP. HCM đã không ngừng phấn đầu đi lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hiện nay Thư viện có 2 phòng đọc, 1 kho tài liệu tham khảo và 1 kho giáo trình. Phòng đọc có hơn 100 chỗ ngồi, lịch sự và thoáng mát, được trang bị 20 máy tính để bạn đọc truy cập thông tin.

Thư viện đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sử dụng thư viện, cũng như việc chuẩn hóa hệ thống phân loại thư viện theo DDC, biên mục ISBD, AACR2… và hiện đang phục vụ kho mở cũng như việc liên thông với các thư viện khác nhằm trao đổi thông tin. Với tổng số tài liệu hiện có trên 11.000 bản, gồm hơn 2.200 nhan đề và các tài liệu điện tử như băng, đĩa, CD ROM và trên 50 loại báo, tạp chí chuyên ngành khác nhau phục vụ bạn đọc tại chỗ cũng như cho mượn mang về. Bình quân mỗi năm thư viện phục vụ được 20.000 lượt bạn đọc tại chỗ, 17.000 lượt bạn đọc mượn tài liệu mang về.

Nhân sự thư viện năm 2017

NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
1. Bổ sung, lưu trữ và bảo quản sách:

  • Lập kế hoạch và tiến hành bổ sung sách, báo chí, tài liệu tùy theo tình hình kinh phí của nhà trường; mua sách báo, bổ sung tài liệu phù hợp với sự phát triển của nhà trường về lâu dài, xử lý kĩ thuật chi tiết và đúng quy chuẩn.
  • Lưu trữ và bảo quản sách: Nghiên cứu cách sắp xếp, lưu trữ và bảo quản một cách khoa học vừa dễ tìm khi cần, vừa để quản lý sách tốt.
  • Tổ chức phục vụ bạn đọc: Phát hành thẻ, hướng dẫn sử dụng thư viện, giải đáp nhu cầu tin…

2. Công tác tuyên truyền:

Phối hợp với phòng Công tác chính trị, Đoàn thanh niên để làm công tác tuyên truyền, xây dựng văn hóa đọc, tuyên dương các gương ham đọc sách, sử dụng thư viện tốt trong viên chức và học sinh.

3. Giao lưu trao đổi, học tập nâng cao nghiệp vụ:

Thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo khoa học về thư viện v.v…

4. Phát triển thư viện số Calibre:

Chọn lọc tài liệu số, biên tập và giới thiệu đến bạn đọc. Xây dựng các bộ sưu tập, thiết lập các liên kết để bạn đọc tiếp cận tài liệu, phục vụ tối đa nhu cầu của bạn đọc.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN

Từng bước tin học hóa và xuất bản sách điện tử.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin triển khai phần mềm quản lý nghiệp vụ thư viện kỹ thuật số nhằm hòa nhập với các thư viện của các trường đại học và thư viện công cộng.

Tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện hiện đại với mong muốn ngày càng phục vụ tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đọc và mượn sách của giáo viên và học sinh, cũng như liên thông, trao đổi tài nguyên thông tin rộng rãi trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, và công tác quản lý thư viện ngày nay đã trở thành nghề quản lý thông tin, quản lý tri thức. Tuy nhiên, không phải thư viện nào cũng đạt được như vậy, nhất là việc nắm bắt nhanh chóng và áp dụng những công nghệ mới một cách đồng bộ để đem lại hiệu quả cao.

Thư viện Trường Dự bị đại học TP. HCM cũng không ngoại lệ, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt nhất là về kinh phí hạn hẹp, thiếu nhân sự chuyên môn thư viện và bộ phận hỗ trợ công nghệ thông tin.

Mặc dầu gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng suốt 40 năm dù trực thuộc phòng chức năng hoặc Ban giám hiệu, Nhà trường luôn đặt vai trò của Thư viện ở vị trí quan trọng, luôn quan tâm và đầu tư đúng mức để Thư viện hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng thành một thư viện hiện đại trong tương lai không xa.

Thật vậy, trở về với dòng lịch sử 40 năm qua của Nhà trường, Thư viện cũng từng bước phát triển từ một thư viện phục vụ kho đóng với hình ảnh kho sách được xếp theo kích cở, độc giả muốn đọc sách phải thông qua thủ thư và nhiều thủ tục… cho đến nay thư viện chúng tôi phục vụ trên tinh thần mở, với hệ thống quản lý thông tin mã vạch tự động, tra cứu qua mạng nội bộ, Internet…

Hiện nay cơ quan giáo dục của ta luôn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao trình độ văn hoá – kỹ thuật cho mọi tầng lớp nhân dân lao động trong đó có đối tượng chính là học sinh sinh viên và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tự học… Do vậy, vai trò của  thư viện càng được khẳng định qua việc giúp đỡ toàn diện cho việc tổ chức tự học, tạo mọi điều kiện thuận tiện giúp cho giáo viên, công nhân viên và học sinh sử dụng kho tàng sách, báo phong phú. Sách, tạp chí, báo là nguồn thông tin quan trọng để cho tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề tự học,tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Đọc sách là phương pháp chủ yếu của vấn đề tự học và tích luỹ kiến thức mới.

Vì lẽ đó Thư viện được yêu cầu phải luôn luôn đổi mới phương thức hoạt động sao cho thật phù hợp và hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ như:

Tăng cường việc tự động hóa hoàn toàn các hoạt động thư viện một cách đồng bộ.
Phát triển thư viện theo quan niệm mở:

  • Tổ chức tốt  công tác phục vụ kho mở.
  • Có kế hoạch phát triểnvới chính sách bổ sung tài liệu hợp lý.
  • Đưa thông tin kịp thời đến với người dùng.
  • Dịch vụ tham khảo (reference).
  • Dịch vụ online catalog.
  • Xây dựng hệ thống đề mục (Subject headings).
  • Tổ chức công tác phân tích và chỉ mục tạp chí (Indexing).

Hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện, tập huấn kĩ năng tìm tin và khai thác thông tin hiệu quả.

Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thư viện.

Phát triển thư viện điện tử, thư viện số và thư viện ảo nhằm bổ sung cho thư viện truyền thống.

Để làm tốt các công tác trên, thư viện cần phải được trang bị một nền tảng công nghệ thông tin vững chắc kết hợp với kiến thức chuyên môn sâu rộng để thúc đẩy đưa thư viện thành một thư viện hiện đại.

NHÂN SỰ THƯ VIỆN QUA CÁC THỜI KỲ
Nguyễn Thị Bích Thủy ● Phạm Thị Chín ● Nguyễn Tài Hoạt ● Nguyễn Thị Hồng Vân ● Trần Kim Chi ● Đoàn Ái Thơ ● Mai Thị Năm ● Trần Minh Tâm ● Nguyễn Thế Hùng ● Bùi Mỹ Hồng ● Vũ Văn Đông ● Phạm Thị Trà ● Thạch Xa Ni.

TỔ QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Print Friendly, PDF & Email

Comments are closed.