DẠY HỌC STEM: CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT

Bộ GD&ĐT đã thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018. Lần đầu tiên thuật ngữ giáo dục STEM cũng chính thức được đưa vào chương trình giáo dục mới, được định nghĩa rõ ràng và lồng ghép trong định hướng của các nội dung giáo dục. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời cùng với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học thực hiện giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam.

Chiều ngày 11/03/2024, tại Chi đoàn K34B2 – Trường Dự bị Đại học TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra buổi dạy học STEM “CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT” với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Nhất Duy – giáo viên bộ môn Hóa học và sự tham gia của đại diện BGH, Công Đoàn trường, các Thầy/cô trong Bộ môn Hóa học.

Một số hình ảnh buổi học dự án:

Với sự tham gia của 4 nhóm: Nhóm 1 (Fivestar), Nhóm 2 (Chị Bảy), Nhóm 3 (Ba miền), Nhóm 4 (Lossy). Sau gần 1 tháng chuẩn bị thì buổi học cũng được tổ chức thành công và kết thúc buổi dạy học dự án, Ban giám khảo đã xác định được chủ nhân xứng đáng của các giải thưởng và cũng có những lời nhận xét về buổi học.

Học sinh rất cần các hoạt động thực hành và khi học sinh thao tác với các vật liệu học sinh sẽ hiểu hơn về những kiến thức học sinh cần phải học. Tất nhiên việc đưa STEM vào chương trình giáo dục phổ thông cũng sẽ gặp một số khó khăn như được nêu ra trong các hội thảo giáo dục, ví dụ như quy định thi cử, đánh giá chất lượng cũng cần thay đổi phù hợp, hay điều kiện cơ sở vật chất sơ sài ở các trường vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chính thức được đưa vào chương trình. Đây là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Print Friendly, PDF & Email

Comments are closed.